Hôm nay :

Hotline: 0120 220 1889 - 0902 108 162

Inox - thép không gỉ .

Thép không gỉ hay còn gọi là inox là một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Nó ít bị biến màu hay bị ăn mòn như thép thông thường khác
Lịch sử
Thép không gỉ gắn liền với tên tuổi của một chuyên gia ngành thép người Anh là ông Harry Brearley. Khi vào năm 1913, ông đã sáng chế ra một loại thép đặc biệt có khả năng chịu mài mòn cao, bằng việc giảm hàm lượng carbon xuống và cho crôm vào trong thành phần thép (0.24% C và 12.8% Cr).
Sau đó hãng thép Krupp ở Đức tiếp tục cải tiến loại thép này bằng việc cho thêm nguyên tố niken vào thép để tăng khả năng chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công

    Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông chống ăn mòn axit và làm mềm hơn để dễ gia công. Trên cơ sở hai phát minh này mà 2 loại mác thép 400 và 300 ra đời ngay trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Sau chiến tranh, những năm 20 của thế kỷ 20, một chuyên gia ngành thép người Anh là ông W. H Hatfield tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không rỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không rỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên. tiếp tục nghiên cứu, phát triển các ý tưởng về thép không rỉ. Bằng việc kết hợp các tỉ lệ khác nhau giữa ni ken và crôm trong thành phần thép, ông đã cho ra đời một loại thép không rỉ mới 18/8 với tỉ lệ 8% Ni và 18% Cr, chính là mác thép 304 quen thuộc ngày nay. Ông cũng là người phát minh ra loại thép 321 bằng cách cho thêm thành phần titan vào thép có tỉ lệ 18/8 nói trên.
Trải qua gần một thiên niên kỷ ra đời và phát triển, ngày nay thép không rỉ đã được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dân dụng và công nghiệp với hơn 100 mác thép khác nhau.
Trong ngành luyện kim, thuật ngữ thép không gỉ (inox) được dùng để chỉ một dạng hợp kim sắt chứa tối thiểu 10,5% crôm. Tên gọi là “thép không gỉ” nhưng thật ra nó chỉ là hợp kim của sắt không bị biến màu hay bị ăn mòn dễ dàng như là các loại thép thông thường khác. Vật liệu này cũng có thể gọi là thép chống ăn mòn. Thông thường, có nhiều cách khác nhau để ứng dụng inox cho những bề mặt khác nhau để tăng tuổi thọ của vật dụng. Trong đời sống, chúng xuất hiện ở khắp nơi như những lưỡi dao cắt hoặc dây đeo đồng hồ…
Thép không gỉ có khả năng chống sự ôxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Khả năng chống lại sự oxy hoá từ không khí xung quanh ở nhiệt độ thông thường của thép không gỉ có được nhờ vào tỷ lệ crôm có trong hợp kim (nhỏ nhất là 13% và có thể lên đến 26% trong trường hợp làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt). Trạng thái bị oxy hoá của crôm thường là crôm ôxit(III). Khi crôm trong hợp kim thép tiếp xúc với không khí thì một lớp chrom III oxit rất mỏng xuất hiện trên bề mặt vật liệu; lớp này mỏng đến mức không thể thấy bằng mắt thường, có nghĩa là bề mặt kim loại vẫn sáng bóng. Tuy nhiên, chúng lại hoàn toàn không tác dụng với nước và không khí nên bảo vệ được lớp thép bên dưới. Hiện tượng này gọi là sự oxi hoá chống gỉ bằng kỹ thuật vật liệu. Có thể thấy hiện tượng này đối với một số kim loại khác như ở nhôm và kẽm.
Khi những vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông và đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại các vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng ra thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không được sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen và ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình của thép không gỉ. Mô-lip-đen (Mo) làm cho thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của các thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.
Thép không gỉ có khả năng chống sự oxy hoá và ăn mòn rất cao, tuy nhiên sự lựa chọn đúng chủng loại và các thông số kỹ thuật của chúng để phù hợp vào từng trường hợp cụ thể là rất quan trọng.
Ngày nay, thép không gỉ (inox) được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, trong các ngành nghề công nghiệp. Nhiều những sản phẩm được làm từ inox - thiết bị bếp công nghiệp la một ví dụ điểm hình về thiết bị inox công nghiệp 


 Thiết bị được sử dung đa số trong ngành bếp công nghiệp là inox - thép không rỉ
www.theonejsc.com

Giới Thiệu:

Tại các nước phát triển, nhà bếp hay nhà ăn trong khách sạn, bệnh viện, nơi làm việc, trường học hay trại lính đều là đối tượng của luật y tế công cộng. nhà bếp tại những nơi này sẽ được nhân viên y tế kiểm tra định kỳ, và nếu như không đạt yêu cầu vệ sinh thì bếp ăn và nhà bếp của những nơi này bắt buộc phải đóng cửa.

Khu bếp là nơi đầu tiên được ứng dụng những công nghệ mới, ví dụ như bếp lò tiết kiệm năng lượng của Benjamin Thomson vào đầu thế kỷ 19. Kiểu lò này được làm bằng sắt và đóng kín hoàn toàn, có thể sử dụng một ngọn lửa để đun nóng nhiểu nồi và được thiết kế cho nhưng khu bếp rộng. Và 30 năm sau đó, kiểu bếp này được đưa vào sử dụng trong các hộ gia đình

Ngày nay,trong khu bếp tại các nhà hàng người ta thường dùng gạch ốp tường hay sàn nhà hoặc dùng inox để bao phủ các bề mặt như bàn chế biến, cửa hay ngăn kéo vì những chất liệu này bền và dễ lau chùi. Những khu bếp chuyên nghiệp thường được trang bị lò nướng băng ga để trong khi nấu nướng có thể điều chỉnh nhiệt độ nhanh hơn và dễ dàng hơn là dùng lò nướng điện. Ngoài ra, một vài thiết bị đặc biệt được dùng cho các khu bếp chuyên nghiệp như những chảo rán lớn, nồi hấp,nồi đun cách thủy. (Kể từ năm 2004, người ta không còn nhầm lẫn giữa nồi hấp và nồi áp suất nữa mà họ bắt đầu tìm cách phát triển các thiết bị gia dụng mới) Trong thời đại công nghiệp, đồ ăn nhanh trở nên phổ biến và nó cũng thay đổi cách hoạt động của khu bếp trong các nhà hàng, quán ăn. Các nhà hàng hiện nay thường có xu hướng chuẩn bị sẵn các món ăn và chỉ việc hâm nóng lại khi có khách gọi món, hoặc phòng bếp tại các nhà hàng hiện nay chỉ dùng để làm các món nướng, hamburger hay bít tết.

Ngoài ra, còn có nhiều kiểu nhà bếp như bếp trong toa ăn uống trên tàu, trên tàu thủy, du thuyền hay máy bay v...v. Khu bếp trên tàu hỏa thường có những hạn chế như không gian hạn chế và nhân viên phục vụ phải phục vụ lượng lớn thực khách trong thời gian ngắn. đặc biệt trong thời gian đầu của lịch sử đường sắt, việc phục vụ ăn uống trên tàu yêu cầu sự sắp xếp hoàn hảo của các quá trình, tuy nhiên, hiện nay, lò vi sóng đã giúp công việc đó nhanh hơn và dễ dàng hơn. khu bếp trên các du thuyền cũng khá chật hẹp và thường chỉ có 1 hoặc 2 bếp đun, tuy nhiên, bếp trên tàu du lịch hay tàu chiến lại khá rộng và có diện tích như khu bếp của các nhà hàng hoặc nhà ăn.khu bếp trên máy bay có diện tích như tủ để đồ ăn và chỉ có chức năng duy nhất là đun nóng bữa ăn trong giữa chuyến bay cho hành khách. Ngoài ra, một kiểu “ tối giản” nhất trong các kiểu bếp đó là bếp dùng ngoài không gian như trên tàu con thoi hoặc trạm vũ trụ quốc tế. thức ăn của các nhà du hành đều được chuẩn bị sẵn và hầu như bị khử hết nước rồi bọc kín trong những túi nhựa, vì chỉ có chức năng bù lại nước và hâm nóng lại thức ăn, nên những khu bếp này được giảm diện tích tối đa.

Khi nấu nướng ngoài trời, người ta không coi đó là một nhà bếp hoàn chỉnh, ví dụ như khi đi cắm trại, người ta có thể coi đó như một “ nhà bếp ngoài trời”. trong các trại quân đội hay các nơi định cư tạm thời, người ta sẽ dành riêng một căn lều để làm nhà bếp.

Tại các trường giảng dạy môn kinh tế gia đình hoặc công nghệ thực phẩm, người ta sẽ trang bị một loạt các nhà bếp với nhiều thiết bị với mục đích duy nhất là để giảng dạy. nhưng khu bếp này sẽ bao gồm từ 6 tới 12 khu làm việc, và mỗi khu sẽ trang bị bếp lò, bồn rửa và các dụng cụ nhà bếp khác.


Lịch sử bếp công nghiệp tại Việt Nam

  • Có lẽ khu bếp công nghiệp đầu tiên được bắt đầu từ Khu bếp nấu của các Vương Triều (phục vụ triều đình, vua chúa, quan lại ...)
  • Hiện nay: Đã có thêm sự xuất hiện của nhiều đơn vị sản xuất thiết bị bếp công nghiệp trong nước khác, kèm thêm các sản phẩm nhập khẩu từ khắp các nơi trên thế giới như: Ý, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Pháp...

Định nghĩa bếp công nghiệp

Bếp công nghiệp có thể hiểu đơn giản là nơi chế biến thức ăn với số lượng lớn trong một khoản thời gian ngắn nhằm phục vụ cho nhiều người sử dụng ở những nơi như nhà hàng, quán ăn, canteen tại xí nghiệp, trường học v…v. Các cơ sở chế biến và phục vụ thức ăn này phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hạn chế việc nhiễm bẩn có thể xảy ra,các công đoạn trong khu bếp công nghiệp được khép kín từ khâu sơ chế tới khi thức ăn đã được hoàn thành. Các công đoạn chế biến thực phẩm cho công cộng này được chia ra làm các khu riêng biệt gồm: Khu vực nhận thực phẩm, phòng lạnh, bảo quản chung thực phẩm, khu vực sơ chế, khu vực đun nấu, khu giữ mắt và phân chia thức ăn, khu rửa bát. Bếp công nghiệp thường bao gồm cả các phòng ăn, trong một vài trường hợp việc chế biến thức ăn được tiến hành ở gần khu phân chia thức ăn và khu cà phê. Bếp công nghiệp đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Ivanovo vào năm 1925.


Vật Liệu 

Nguyên liệu khu bếp công nghiệp phải được đơn giản hóa nhằm dễ dàng lau chùi và bảo trì.

Thép không gỉ ( inox) là vật liệu thường được sử dụng để phủ bề mặt cố định của máy móc, thiết bị. Do môi trường trong khu bếp thường ẩm nóng và nhiều dầu mỡ nên các thiết bị làm bằng các vật liệu khác dễ bị gỉ, bám bẩn và hỏng nhanh chóng. Các thiết bị inox trong bếp bao gồm: Bàn Inox, Giá kệ Inox, Bàn chậu Inox, Xe inox, Quầy Inox …. Khu bếp công nghiệp được xây dựng với cửa sổ và cửa ra vào cách ly với bên ngoài cũng với việc sử dụng điều hòa không khí sẽ giúp giảm bớt nguy cơ thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Khi các quy trình chế biến thức ăn trở nên phức tạp hơn thì yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng trở nên khắt khe hơn và khoảng cách giữa khu bếp với thực khách trở nên xa hơn.


Các khu của bếp công nghiệp

  1. Khu giao nhận
  2. Khu kho
  3. Khu sơ chế
  4. Khu nấu
  5. Khu phục vụ
  6. Khu rửa

Thiết bị bếp công nghiệp

Thiết bị bếp công nghiệp được chia thành 5 loại chính đó là : thiết bị nấu, thiết bị sơ chế, thiết bị bếp inox, thiết bị lạnh công nghiệp, thiết bị điện bếp công nghiệp. Các thiết bị này được dùng để phục vụ, chế biến, trưng bày thực phẩm hay được sử dụng vào việc làm sạch thực phẩm, dụng cụ, bát đĩa trong nhà bếp.

  1. Thiết bị nấu: Thiết bị tạo nhiệt và hơi nóng để đun, nấu và nướng thực phẩm.
  2. Thiết bị sơ chế: dùng sơ chế cắt, chặt, xay, thái nhỏ thực phẩm.
  3. Thiết bị bếp inox: thiết bị bằng inox dùng trong khu vực bếp công nghiệp bao gồm: Bàn inox, giá kệ inox, bàn chậu inox, quầy inox, xe inox…
  4. Thiết bị lạnh công nghiệp: Thiết bị giữ lạnh hoặc đông nhằm bảo quản thực phẩm
  5. Thiết bị điện bếp công nghiệp: Thiết bị nấu, nướng, giữ nóng thức ăn bằng điện.

- Nguồn Wikipedia-


Theonejsc chuyên cung cấp các thiết bị bếp phục vụ cho các nhà má sản xuất lớn, bếp ăn công suất lớn cho công nhân,  thiết bị bếp phục vụ các nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chứ hội nghị, tiệc cưới. Chúng tôi cam kết cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng được những khách hàng khó tính. Với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, xưởng sản xuất quy mô và hệ thống bán hàng nhiệt tình, khách hàng sẽ thấy thoải mái, mãn ý khi làm việc với chúng tối.
Theonejsc - thiết bị bếp inox chuyên nghiệp.
www.theonejsc.com

Sản phẩm mới
Giầy Việt Nam
Xe đạp điện Việt
BACK TO TOP